ĐỀN VƯU XÃ QUỲNH VINH
- Thứ năm - 16/05/2019 07:53
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Đền Vưu thuộc xã Quỳnh Vinh, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An, thờ ngài Thái Úy Uy Minh Vương Lý Nhật Quang, con trai thứ tám của Vua Lý Thái Tổ.
Đền xây dựng vào năm 1706, do bà con hai làng Thọ Vinh và Quý Vinh (nay thuộc xã Quỳnh Vinh) góp công xây dựng. Đền Vưu là công trình kiến trúc cổ, có quy mô và nổi tiếng linh thiêng. Vị trí của Đền Vưu cách quốc lộ 1A khoảng 1km, nằm giáp ranh giữa phường Quỳnh Thiện và xã Quỳnh Vinh, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An. Trước mặt Đền là con sông Hoàng Mai thơ mộng, xung quanh Đền là khu dân cư, vì khuôn viên của Đền bị chiếm gần hết, hiện nay chỉ còn lại diện tích mà ngôi Đền sở hữu.
Năm 1992 Đền Vưu được công nhận là di tích lịch sử văn hóa Quốc gia. Hiện tại, Đền Vưu còn lưu giữ được nhiều sắc phong, do các vua triều Nguyễn ban tặng cho Lý Nhật Quang. Đền Vưu tuy xuống cấp nhưng vẫn giữ được kiến trúc cổ, nhiều cột và rường trong Đền có niên đại vài trăm năm.
Lý Nhật Quang sinh năm 998-1057, húy là Lý Hoảng là con trai thứ tám của Lý Công Uẩn, mẹ là trinh minh Hoàng hậu Lê Thị. Ông là anh em cùng cha khác mẹ với Lý Thái Tông. Theo sử sách thì năm 1038, Lý Nhật Quang được cử về đôn đốc việc thu thuế tại Nghệ An; do tính nghiêm cẩn và liêm trực, ông không tơ hào của dân, nên ông rất được nhân dân Hoan Châu mến mộ. Năm 1041, ông được phong làm tri châu Nghệ An, tước hiệu là Uy Minh Hầu Lý Nhật Quang. Lý Nhật Quang có công trong việc xây dựng, phát triển kinh tế vùng đất biên viễn Nghệ An như xây dựng các vùng kinh tế trọng điểm, chiêu mộ dân binh để khai hoang lập ấp ở Nam Đàn, Quỳnh Lưu, …. Lý Nhật Quang là người có công lớn với vùng đất biên viễn Châu Hoan, nay là vùng Nghệ An, Hà Tĩnh. Vì vậy, Đền thờ của Lý Nhật Quang được xây dựng nhiều, đặc biệt là 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, có một số nơi người ta còn gọi là đền ông Hoàng Mười. Theo đánh giá của Phạm Viết Đào thì “Lý Nhật Quang nằm trong số ít danh nhân được lập đền thờ chủ yếu nhờ vào công trạng phát triển kinh tế, đảm bảo anh sinh xã hội làm cho hưng vượng cả một vùng đất”.
Du khách dâng hương ngày mồng một, ngày rằm hàng tháng
Hiện nay, Đền Vưu còn lưu giữ 13 sắc phong, trong đó 1 sắc phong thời Cảnh Thịnh (triều Tây Sơn– Nguyễn Huệ), còn lại 12 sắc phong thuộc triều Nguyễn. Các sắc phong còn nguyên vẹn, được viết với chữ chân phương, trên nền giấy màu vàng có nền hoa văn rồng, phượng. Trong 13 sắc phong lưu giữ tại Đền Vưu, thì có 2 sắc phong thời vua Khải Định ban tặng cho Thành Hoàng làng thôn Thọ Vinh, và 01 sắc phong ban tặng cho Ngọc Tiên công chúa. Hiện nay, Đình làng bị phá hủy hoàn toàn không còn dấu vết, còn Ngọc Tiên công chúa được thờ tại Đền Chúa Bà, tại thôn 8 xã Quỳnh Vinh, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An.
Ngày 25 tháng 6 năm Minh Mệnh thứ 3 (1823), xã trưởng Lê Văn Trị và Lê Danh Thiện của hai xã Thọ Mai, tổng Hoàng Mai, huyện Quỳnh Lưu, phủ Diễn Châu có chép: nguồn gốc về sự tích của một vị thần mà hai xã đang phụng thờ tế tự là Tam tòa đại vương, con thứ tám của Lý Thái Tổ, được phong Uy Minh Vương, ông được cử vào cai quản ở trấn Hoan Châu. Lúc đi kinh ký qua xứ Hoàng Mai, thấy núi non trùng trùng điệp điệp, có sông uốn khúc chảy dài, phong cảnh thật hữu tình, trong vùng có một Bưu đình nổi tiếng linh thiêng, cầu gì tất được, danh này được truyền tụng khắp trong vùng.
Ngày 11 tháng 3, năm Minh Mạng thứ 21 (1841), Lý trưởng Lê Quỹ và Lê Lễ có chép lại từ tú tài Trần Tuyền rằng: Linh thần Tam tòa đại vương là con thứ tám của Vua Lý Thái Tổ, phong là Uy Minh Vương, được cử vào cai quản ở trấn Hoan Châu, lúc đi kinh ký qua Hoàng Mai, thấy núi non trùng điệp, sông dài uốn khúc, phong cảnh hữu tình, trong vùng có một bưu đình nổi tiếng linh thiêng, cầu tất ứng, bà con hai xã phụng thờ, tế tự. Năm 1471 Lê Thánh Tông dẫn quân vào đánh Chiêm Thành, có đi qua đây và làm lễ mật bảo cầu, ngày chiến thắng trở về, vua sắc phong cho thần là thượng đẳng thần. Các triều đại sau có phong thêm Mệnh cung chính sát.
Sắc phong ở Đền Vưu còn nguyên vẹn, chưa bị hỏng hay mất mát. Đây quả là điều may mắn, là cứ liệu lịch sử chứng minh nguồn gốc rõ ràng về nhân vật Lý Nhật Quang cũng như lịch sử di tích Đền Vưu. Di tích tuy xuống cấp nghiêm trọng, nhưng cơ bản vẫn giữ được kiến trúc cổ, nhiều hoành phi, câu đối và đồ tế tự. Trên cây cột của Đền có khắc ghi năm tu sửa Đền là vào năm Chính Hòa. Vì vậy, sở văn hóa, thông tin & truyền thông tỉnh Nghệ An đã thiết lập phương án mở rộng khuôn viên Di tích Lịch sử Văn hóa Đền Vưu, để bảo tồn, lưu giữ các tư liệu quý, bảo tồn di tích Đền Vưu có hiệu quả.
Lễ Khai hạ đầu năm
Ngày 23 tháng 4 năm 2019. Ủy ban nhân dân Tỉnh Nghệ An đã ký Quyết định số 1320/QĐ-UBND vvè việc phê duyệt mặt bằng quy hoạch tổng thể, mở rộng khuôn viên di tích Lịch sử Văn hóa Đền Vưu với diện tích là: 1.991,02 m2.
Hàng năm, Đảng ủy, hội dồng nhân, ủy ban nhân dân, mặt trận tổ quốc các đoàn thể xã phối hợp với Ban quản lý di yích Lịch sử văn hóa Đền Vưu xã Quỳnh Vinh long trọng tổ chức Lễ Khai Hạ vào ngày mồng Bảy tháng Giêng âm lịch nhằm: Để ghi nhớ công lao của vị thánh Lý Nhật Quang đồng thời cũng là dịp để chính quyền địa phương báo công với các vị thần linh và cầu cho một năm mới “Mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt” ./.
Năm 1992 Đền Vưu được công nhận là di tích lịch sử văn hóa Quốc gia. Hiện tại, Đền Vưu còn lưu giữ được nhiều sắc phong, do các vua triều Nguyễn ban tặng cho Lý Nhật Quang. Đền Vưu tuy xuống cấp nhưng vẫn giữ được kiến trúc cổ, nhiều cột và rường trong Đền có niên đại vài trăm năm.
Lý Nhật Quang sinh năm 998-1057, húy là Lý Hoảng là con trai thứ tám của Lý Công Uẩn, mẹ là trinh minh Hoàng hậu Lê Thị. Ông là anh em cùng cha khác mẹ với Lý Thái Tông. Theo sử sách thì năm 1038, Lý Nhật Quang được cử về đôn đốc việc thu thuế tại Nghệ An; do tính nghiêm cẩn và liêm trực, ông không tơ hào của dân, nên ông rất được nhân dân Hoan Châu mến mộ. Năm 1041, ông được phong làm tri châu Nghệ An, tước hiệu là Uy Minh Hầu Lý Nhật Quang. Lý Nhật Quang có công trong việc xây dựng, phát triển kinh tế vùng đất biên viễn Nghệ An như xây dựng các vùng kinh tế trọng điểm, chiêu mộ dân binh để khai hoang lập ấp ở Nam Đàn, Quỳnh Lưu, …. Lý Nhật Quang là người có công lớn với vùng đất biên viễn Châu Hoan, nay là vùng Nghệ An, Hà Tĩnh. Vì vậy, Đền thờ của Lý Nhật Quang được xây dựng nhiều, đặc biệt là 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, có một số nơi người ta còn gọi là đền ông Hoàng Mười. Theo đánh giá của Phạm Viết Đào thì “Lý Nhật Quang nằm trong số ít danh nhân được lập đền thờ chủ yếu nhờ vào công trạng phát triển kinh tế, đảm bảo anh sinh xã hội làm cho hưng vượng cả một vùng đất”.
Du khách dâng hương ngày mồng một, ngày rằm hàng tháng
Hiện nay, Đền Vưu còn lưu giữ 13 sắc phong, trong đó 1 sắc phong thời Cảnh Thịnh (triều Tây Sơn– Nguyễn Huệ), còn lại 12 sắc phong thuộc triều Nguyễn. Các sắc phong còn nguyên vẹn, được viết với chữ chân phương, trên nền giấy màu vàng có nền hoa văn rồng, phượng. Trong 13 sắc phong lưu giữ tại Đền Vưu, thì có 2 sắc phong thời vua Khải Định ban tặng cho Thành Hoàng làng thôn Thọ Vinh, và 01 sắc phong ban tặng cho Ngọc Tiên công chúa. Hiện nay, Đình làng bị phá hủy hoàn toàn không còn dấu vết, còn Ngọc Tiên công chúa được thờ tại Đền Chúa Bà, tại thôn 8 xã Quỳnh Vinh, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An.
Ngày 25 tháng 6 năm Minh Mệnh thứ 3 (1823), xã trưởng Lê Văn Trị và Lê Danh Thiện của hai xã Thọ Mai, tổng Hoàng Mai, huyện Quỳnh Lưu, phủ Diễn Châu có chép: nguồn gốc về sự tích của một vị thần mà hai xã đang phụng thờ tế tự là Tam tòa đại vương, con thứ tám của Lý Thái Tổ, được phong Uy Minh Vương, ông được cử vào cai quản ở trấn Hoan Châu. Lúc đi kinh ký qua xứ Hoàng Mai, thấy núi non trùng trùng điệp điệp, có sông uốn khúc chảy dài, phong cảnh thật hữu tình, trong vùng có một Bưu đình nổi tiếng linh thiêng, cầu gì tất được, danh này được truyền tụng khắp trong vùng.
Ngày 11 tháng 3, năm Minh Mạng thứ 21 (1841), Lý trưởng Lê Quỹ và Lê Lễ có chép lại từ tú tài Trần Tuyền rằng: Linh thần Tam tòa đại vương là con thứ tám của Vua Lý Thái Tổ, phong là Uy Minh Vương, được cử vào cai quản ở trấn Hoan Châu, lúc đi kinh ký qua Hoàng Mai, thấy núi non trùng điệp, sông dài uốn khúc, phong cảnh hữu tình, trong vùng có một bưu đình nổi tiếng linh thiêng, cầu tất ứng, bà con hai xã phụng thờ, tế tự. Năm 1471 Lê Thánh Tông dẫn quân vào đánh Chiêm Thành, có đi qua đây và làm lễ mật bảo cầu, ngày chiến thắng trở về, vua sắc phong cho thần là thượng đẳng thần. Các triều đại sau có phong thêm Mệnh cung chính sát.
Sắc phong ở Đền Vưu còn nguyên vẹn, chưa bị hỏng hay mất mát. Đây quả là điều may mắn, là cứ liệu lịch sử chứng minh nguồn gốc rõ ràng về nhân vật Lý Nhật Quang cũng như lịch sử di tích Đền Vưu. Di tích tuy xuống cấp nghiêm trọng, nhưng cơ bản vẫn giữ được kiến trúc cổ, nhiều hoành phi, câu đối và đồ tế tự. Trên cây cột của Đền có khắc ghi năm tu sửa Đền là vào năm Chính Hòa. Vì vậy, sở văn hóa, thông tin & truyền thông tỉnh Nghệ An đã thiết lập phương án mở rộng khuôn viên Di tích Lịch sử Văn hóa Đền Vưu, để bảo tồn, lưu giữ các tư liệu quý, bảo tồn di tích Đền Vưu có hiệu quả.
Lễ Khai hạ đầu năm
Ngày 23 tháng 4 năm 2019. Ủy ban nhân dân Tỉnh Nghệ An đã ký Quyết định số 1320/QĐ-UBND vvè việc phê duyệt mặt bằng quy hoạch tổng thể, mở rộng khuôn viên di tích Lịch sử Văn hóa Đền Vưu với diện tích là: 1.991,02 m2.
Hàng năm, Đảng ủy, hội dồng nhân, ủy ban nhân dân, mặt trận tổ quốc các đoàn thể xã phối hợp với Ban quản lý di yích Lịch sử văn hóa Đền Vưu xã Quỳnh Vinh long trọng tổ chức Lễ Khai Hạ vào ngày mồng Bảy tháng Giêng âm lịch nhằm: Để ghi nhớ công lao của vị thánh Lý Nhật Quang đồng thời cũng là dịp để chính quyền địa phương báo công với các vị thần linh và cầu cho một năm mới “Mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt” ./.